Bản quyền thuộc về Javis Home
Lưu ý: Việc đi dây nguồn cho beam có nhiều cách khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí lắp đặt beam của từng nhà. Dưới đây là 2 cách cơ bản nhất.
Xác định vị trí lắp đặt
Cách 1: Lắp riêng 1 tủ kỹ thuật để trong nhà
Lắp riêng 1 tủ kỹ thuật để trong nhà, mục đích là để cảm biến cửa gần HC. Trong hộp kỹ thuật sẽ để cảm biến cửa và bộ đổi nguồn cho 2 thanh beam.
Với beam ‘Receiver” cần phải kéo 2 dây nguồn + 2 dây tín hiệu cho cảm biến cửa từ hộp kỹ thuật ra đến beam (Có thể dùng dây điện 4 lõi hoặc 2 dây điện đôi)
Với beam “Transmitter” thì chỉ cần kéo dây nguồn từ hộp kỹ thuật tới beam
Sơ đồ nối dây:
Cách 2: Lấy nguồn điện gần nhất để nuôi beam
- Lấy nguồn 220v gần nhất với beam và lắp thêm hộp nối để bộ đổi nguồn và cấp nguồn cho 2 thanh beam
- Kéo thêm 2 dây tín hiệu từ beam ‘Receiver” vào trong nhà:
- 2 sợi tín hiệu này 1 đầu sẽ đấu vào chân 3,4 của beam ‘Receiver”, 2 đầu còn lại sẽ đấu vào chân nhận tín hiệu của module.
- Mục đích là để cho tín hiệu từ cảm biến cửa đến HC được ổn định.
Sơ đồ nối dây:
Thao tác đấu nối
Bước 1: Tháo vỏ của beam
- Tháo vỏ của beam bằng cách tháo ốc vít ở phía dưới đáy của thanh beam sau đó tách phần vỏ và phần đế ra ngoài
Bước 2: Gắn beam lên tường
Bắt 2 thanh beam lên vị trí cần bảo vệ bằng cách bắt 2 ốc vít nở vào tường hoặc vào trụ sắt đã chờ sẵn.
- Khi lắp đặt thanh Beam đảm bảo độ cao của 2 thanh beam phải tương đối bằng nhau và khoảng cách giữa 2 thanh beam không được có vật cản
Bước 3: Cấp nguồn cho 2 thanh beam
- Có 2 cách để cấp nguồn cho Beam, thanh beam sử dụng nguồn 12 đến 24V DC
- Cách 1: dùng 1 nguồn cấp điện cho cả 2 thanh beam
- Cách 2: mỗi 1 thanh beam có thể dùng 1 nguồn riêng biệt
- Cách đấu nối:
Nguồn đầu vào của thanh beam sẽ được đấu nối vào chân 1 và 2 của 2 thanh beam. Hai đầu này không phân biệt cực nên đấu như nào cũng được
Bước 4: Cài đặt kênh cho 2 thanh beam
- Hai thanh beam phải để cùng 1 kênh thì mới có thể nhìn thấy nhau và hoạt động
- Điều chỉnh công tắc gạt 1,2 để sao cho cả 2 thanh beam cùng 1 kênh
1 trên, 2 trên = kênh 1
1 dưới, 2 trên = kênh 2
1 trên, 2 dưới = kênh 3
1 dưới, 2 dưới = kênh 4
Bước 5: Căn chỉnh góc nhìn của beam
- dùng tay điều chỉnh góc nhìn của beam bằng cách điều chỉnh qua trái qua phải,
- Điều chỉnh độ nghiêng trên, dưới của beam bằng núm xoay điều chỉnh
- Điều chỉnh mà nhìn thông số cường độ tín hiệu trên màn hình hiển thị của thanh beam “Receiver”. Thông số này cao nhất là 99, cường độ tín hiệu càng cao, beam hoạt động càng chính xác.
Bước 6: Đấu nối modum vào beam
6.1 Đấu nối nguồn 220V vào chân L và N của Module để cấp nguồn cho Module. Chân L1 bỏ hoặc có thể đấu ra tải 220V như còi, đèn. Khi beam được kích hoạt thì chân L1 sẽ ra nguồn lửa 220V.
6.2 Đấu nối beam với module:
- Sẽ dùng cặp tiếp điểm thường đóng 3,4 của beam để sử dụng
- Chân 3 đấu với chân L (có thể lấy ở nguồn lửa 220V bất kỳ).
- Chân 4 đấu với chân S1.
- Dùng đồng hồ vạn năng để đo đầu ra của mạch và điều chỉnh biến trở cho nguồn đầu
- Khi đấu nối xong, thử lấy vật cản che cắt qua beam sẽ thấy relay của beam và modum nhảy là đấu nối thành công.
Bước 7: Pair module vào hệ thống và thiết lập tự động hóa.
- Trên module có nút pair. Nhấn giữ 10S để vào chế độ pair
- Trên app Javis Smart chọn chế độ Zigbee như công tắc
- Khi kết nối thành công sẽ hiển thị lên 1 thiết bị dưới dạng công tắc
- Thử che beam mà công tắc này bật, tắt theo là ok.
- Khi làm tự động hóa an ninh sẽ bắt trạng thái chuyển mạch từ tắt sang bật của công tắc này.